Thông tin thuốc
Ginkgo biloba L. và nguy cơ loạn nhịp tim
[ Cập nhật vào ngày (21/08/2020) ] - [ Số lần xem: 251 ]


Ginkgo biloba L. và nguy cơ loạn nhịp tim

 

Điểm tin đáng chú ý từ bản tin WHO Pharmaceuticals Newsletter số 3/2020

 

Phân tích 162 báo cáo từ cơ sở dữ liệu phản ứng có hại của WHO – VigiBase căn cứ vào các thuật ngữ MedDRA liên quan đến loạn nhịp tim (dữ liệu ngày 11/09/2019) và Ginkgo biloba (Gb). 

Trong đó, có 92 báo cáo ghi nhận Gb là thuốc nghi ngờ duy nhất, 46 báo cáo có thông tin về ngừng thuốc, trong đó có 39 trường hợp cải thiện khi ngừng thuốc. Trong số 25 báo cáo có điểm hoàn thiện (completeness score) cao (≥ 0,75), 20 báo cáo ghi nhận Gb là thuốc nghi ngờ duy nhất, trong đó 14 báo cáo có thông tin về ngừng thuốc và đề cập đến thông tin liên quan đến tái sử dụng. Trong 14 báo cáo này, phần lớn đều có thời gian xuất hiện phản ứng xảy ra trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tiền sử loạn nhịp tim trước đó có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, trong đó có ù tai (chỉ định của ginkgo trong 18/162 báo cáo), do đó không thể loại trừ nhiễu do chỉ định.

Hiện tại, chưa rõ cơ chế làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim của Ginkgo biloba, tuy nhiên, số lượng, tính chất và sự đa dạng (về nguồn gốc xuất xứ, các sản phẩm liên quan) trong các báo cáo và các trường hợp đã công bố cho thấy tín hiệu cảnh báo mối liên quan giữa Ginkgo biloba và nguy cơ loạn nhịp tim.





DS Đặng Xuân Đào Theo http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1777/Ginkgo-biloba-L-va-nguy-co-loan-nhip-tim.htm



Các ý kiến của bạn đọc





LIÊN HỆ

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHƯỚC LONG
Địa chỉ: Ấp Long Thành, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu

Điện thoại: (84-0291)3 864 279
Cấp cứu: 02913.864.191

Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 18/8/2014 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI