Thông tin thuốc
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2020 THUỐC KHÁNG HISTAMIN H2
[ Cập nhật vào ngày (27/08/2020) ] - [ Số lần xem: 5659 ]

Viêm, loét dạ dày - tá tràng là những bệnh khá phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa. Các nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cơ chế tổn thương chủ yếu là do mất cân bằng giửa yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ mà giúp duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày. điều trị thường rất khó khăn, tốn kém và tỷ lệ bệnh tái phát cao.


I. Vài nét về bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

          Viêm, loét dạ dày - tá tràng là những bệnh khá phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa. Các nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cơ chế tổn thương chủ yếu là do mất cân bằng giửa yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ mà giúp duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày. điều trị thường rất khó khăn, tốn kém và tỷ lệ bệnh tái phát cao.

II. Phân loại thuốc chống viêm loét dạ dày

1.  Các thuốc làm giảm yếu tố gây loét

+ Thuốc ức chế sự bài tiết acid HCl ( hydrochloric acid, hydrogen chloride ) và pepsin ở dạ dày :

-Thuốc ức chế “bơm proton” ở dạ dày : omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole...

-Thuốc kháng receptor H2-histamine ở dạ dày ( Rp H2-his): cimetidinefamotidineranitidinenizatidine, ...

- Thuốc trung hòa HCl đã được bài tiết vào dạ dày : các thuốc kháng acid ( antacid, antiacid ): MgOH +AlOH

2. Các thuốc bảo vệ niêm mạc

+ Thuốc bao che niêm mạc và băng bó ổ loét, kích thích sản xuất chất nhày ( trước đây gọi là thuốc băng xe niêm mạc ) :

-     Teprenone.

-     Sucralfate.

-     Thuốc giống prostaglandin ( PG ) :

-     Thuốc giống PGE1 : misoprostol, rioprostil...

-     Thuốc giống PGE2 : arboprostil, enprostil, trimoprostil...

-     Thuốc kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày :

-     Các vitamin : thiamine ( tên khác : vitamin  B1 ), riboflavin ( tên khác : vitamin B2, riboflavine…), niacin

III. Thuốc kháng Histamin ở thụ thể H2

1. Đặc điểm chung:

Cơ chế tác dụng: Histamine tác dụng vào Rp H2-his ở tế bào bìa vùng đáy dạ dày, hoạt hóa enzyme adenyl cyclase ( còn gọi là adenylyl cyclase, adenylate cyclase, viết tắt là AC, là 1 loại enzyme lyase ), làm tăng tổng hợp cAMP ( cyclic adenosine monophosphate hay 3'-5'-cyclic adenosine monophosphate ) nên làm tăng hoạt động của “bơm proton”. Vì vậy gián tiếp làm tăng tổng hợp HCl.

Do có công thức cấu tạo gần giống công thức của histamine nên các thuốc kháng Rp H2-his tranh chấp với histamine tại Rp H2-his, gây ức chế enzyme adenyl cyclase, làm giảm tổng hợp cAMP nên làm giảm hoạt động của “bơm proton”, gián tiếp làm giảm tổng hợp HCl.

          - Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị

          - Thuốc ức chế được 70% sự tiết acid dạ dày trong suốt 24 giờ.

          - Đặc biệt hiệu quả trong ức chế tiết acid về đêm nhưng có tác dụng hạn chế trong ức chế tiết acid sau bữa ăn.

          - Cimtidin, ranitidin và famotidin bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên SKD 50%, nizatidin SKD gần 100%

          - Đào thải qua gan, lọc qau thận và bài tiết qua ống thận, cần giảm liều cho người suy thận vừa và nặng (có thể suy gan nặng).

Chỉ định:

-         Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

-         Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.

-         Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger - Ellison)

-         Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruột

-         Làm   giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nóng rát, khó tiêu, ợ chua) do thừa acid dịch vị.

-         Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (Hội chứng Mendelson).

Chống chỉ định và thận trọng:

-         Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc

-         Thận trọng: trước khi dùng thuốc kháng histamin H2, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.

-         Có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H 2.

-         Dùng thận trọng, giảm liều và/ hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận.

-         Thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú (ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú).

Tác dụng không mong muốn:

-         Ỉa chảy và các rối loạn tiêu hóa khác, tăng enzym gan, đau đầu, chó ng mặt, phát ban. Hiếm gặp viêm tụy cấp, chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, lẫn lộn, trầm cảm, ảo giác (đặc biệt ở người già), rối loạn về máu, phản ứng quá mẫn.

-         Chứng vú to ở đàn ông và thiểu năng tình dục gặp ở người dùng cimetidin nhiều hơn các thuốc kháng histamin H2 khác.

Tương tác thuốc:

          - Do pH dạ dày tăng khi dùng thuốc kháng histamin H 2 nên làm giảm hấp thu của một số thuốc như penicilin V, ketoconazol, itraconazol

          - Cimetidin ức chế cytochrom P450 ở gan nên làm tăng tác dụng và độc tính của nhiều thuốc như warfarin, phenytoin, theophylin, propranolol, benzodiazepin.

          - Ranitidin có tương tác này nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều (kém 2 - 4 lần). Famotidin và nizatidin không gây tương tác kiểu này.

IV. Các thuốc

1. Cimetidin:

- Hấp thu nhanh khi uống. Uống 200 mg cimetidin có tác dụng nâng pH và giảm đau trong 1,5 giờ. Liều 400 mg trước khi đi ngủ giữ được pH của dạ dày > 3,5 suốt cả đêm. Với liều 1,0g/ 24 giờ, tỷ lệ lên sẹo là 60% sau 4 tuần và 80% sau 8 tuần.

- Liều dùng điều trị loét dạ dày- tá tràng ở người lớn: uống mỗi lần 400 mg, ngày 2 lần (vào bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ) hoặc 800 mg trước khi đi ngủ. Thời gian dùng ít nhất 4 tuần đối với loét tá tràng và 6 tuần đối với loét dạ dày.

- Liều duy trì: 400 mg trước khi đi ngủ.

- Khi loét nặng hoặc người bệnh nôn nhiều, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm (ít nhất trong 5 phút) mỗi lần  200 mg, cách 4- 6 giờ một lần. Giảm liều ở người suy thận.

- Liều dùng ở trẻ em: trẻ trên 1 tuổi mỗi ngày uống 25 - 30 mg/ kg, chia làm nhiều lần. Trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày uống 20 mg/ kg, chia làm nhiều lần.

- Cimetidin gây nhiều tác dụng không mong muốn, có nhiều tương tác thuốc hơn các thuốc kháng histamin H2 khác. Vì vậy, trong trường hợp cần phối hợp nhiều thuốc, không nên chọn cimetidin.

2. Ranitidin:

- Tác dụng mạnh hơn cimetidin 4- 10 lần, nhưng ít gây tác dụng không mong muốn và ít tương tác thuốc hơn cimetidin.

- Liều dùng: uống mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần (vào buổi sáng và buổi tối) hoặc 300 mg vào buổi tối trong 4- 8 tuần. Liều duy trì: 150 mg vào buổi tối.

- Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm (ít nhất trong 2 phút, phải pha loãng 50 mg trong20mL): mỗi lần 50 mg, cách 6- 8 giờ/ lần.

3. Famotidin:

- Tác dụng mạnh hơn cimetidin 30 lần.

- Liều dùng: uống mỗi ngày 40 mg trước khi đi ngủ trong 4 - 8 tuần. Liều duy trì: 20 mg trước khi đi ngủ.

- Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch (pha trong natri clorid 0,9%) mỗi lần 20 mg, cách 12 giờ một lần cho đến khi dùng được đường uống.

4. Nizatidin

Tác dụng và liều lượng tương tự ranitidin, nhưng ít tác dụng không mong muốn hơn các thuốc kháng histamin H2 khác.

- Loét dạ dày, tá tràng lành tính hoặc loét do NSAID: 300 mg vào buổi tối trước khi ngủ hoặc 150 mg, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, trong 4 - 8 tuần, liều duy trì: 150 mg vào buổi tối trước khi ngủ.

- Trào ngược dạ dày - thực quản: 150 - 300 mg, ngày 2 lần, có thể dùng đến 12 tuần.

Nguồn tài liệu:

1.     Theo tờ hướng dẫn sử dụng

2.     Dược thư Quốc gia 2017

3.     điềutrị.org.vn




Tập tin đính kèm

DSCKI. Đặng Xuân Đào



Các ý kiến của bạn đọc





LIÊN HỆ

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHƯỚC LONG
Địa chỉ: Ấp Long Thành, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu

Điện thoại: (84-0291)3 864 279
Cấp cứu: 02913.864.191

Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 18/8/2014 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI