Mốc
lịch sử của vệ sinh bàn tay
Trong suốt
thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do
sốt hậu sản. Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus
pyogenes. Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu một bác sĩ
của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tử
vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay của bác sĩ đó. Ý kiến của
ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối.

Vào
những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmelweis
(1818-1865) công tác tại Bệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt
về tử lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm
1846, Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng
thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y
khoa, nơi mà chỉ có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do
sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa
hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh)
có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03%. Ông quan sát và thấy rằng các
bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân,
thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh nhân. Ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là
do bàn tay không rửa của các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây
bệnh. Ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa
tay vào thời điểm chuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử
vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 % xuống 2,38%. Tuy nhiên, tại thời
điểm đó, nhiều người cho rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với
người bệnh của Semmelweis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn
tay của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản. Một số người khác thì cho
rằng kết quả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học. Năm 1849 ông bị
sa thải khỏi bệnh viện Vienne và tới làm việc ở khoa sản phụ bệnh viện Pest's St. Rochus ở Hungari (1851-1857). Tới năm 1860,
Bệnh viện Vienne vẫn coi ông ta là kẻ phản
bội, mặc dù chính ông, khi còn làm việc tại bệnh viện đó, là người xoá tỷ lệ tử
vong do sốt cao ở trẻ sơ sinh từ 35/101 trường hợp.
Năm 1865 Semminweis chết tại bệnh viện tâm thần. Ngày nay, ở Hungary,
người ta lập nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis. Tại Áo người ta
thành lập bệnh viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi nhận là người mở
đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.
Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris,
bác sĩ Louis Pasteur đã lên tiếng: “Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị
nhiễm trùng hậu sản chính là các bác sĩ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị
bệnh rồi khám các bà mẹ mạnh khoẻ”. Sau đó, ông đã đưa ra Lý thuyết về “Mầm
bệnh” và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay.
Trong những năm đó, khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu phương
tiện rửa tay, thiếu nước, sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong
khi đó nhân viên y tế rất thiếu kiến thức về vệ sinh bệnh viện. Điều đó đã giải
thích cho sự phản ứng của các bác sĩ trước khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp
xúc với những bệnh nhân khác nhau, họ cho rằng rửa tay như vậy là quá nhiều.
Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker (Hoa Kỳ) đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên
giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm bệnh nhi.
Năm 1992, một báo cáo khoa học của New Enland công bố kết quả nghiên cứu về
rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện
pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở cán bộ y tế
chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48%. Cũng năm đó CDC (Mỹ) cho biết tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giao động từ 5-15% tại các bệnh viện, điều này dẫn đến
nguy cơ nhiễm khuẩn trên nhân viên y tế và năm 1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc
bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2 bệnh nhân viêm
gan A.
Tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vắc xin
tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu
sống hàng triệu người.
Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay
ở cả bệnh viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát
nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra
trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh,
trong đó có rửa tay bằng xà phòng là biện pháp cơ bản nhất. Theo đó, chỉ một
động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh
tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng
có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp
tới 19-45%. Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6
triệu mầm bệnh.
Khuyến cáo tại
Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ
III, 2007
Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III,
tháng 7/2007 tại Malaysia và tháng 7/2009 tại Macao đã bàn rất nhiều tới vấn đề
rửa tay. Các báo cáo cho thấy đầu những năm 2000 giữa các nước Châu Âu, Châu Úc
và Châu Mỹ có những khuyến cáo khác nhau về rửa tay. Mới đây, WHO (2007) trên
cơ sở những khuyến cáo của CDC (2002), Đức-Pháp (2002) và ý kiến của các chuyên
gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu trên thế giới dựa vào các kết quả nghiên cứu
khoa học đã đưa ra khuyến cáo:
- Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và
cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân
thủ rửa tay.
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp
nhanh nhất, hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tăng cường sự tuân thủ rửa tay là điều quan trọng nhất trong các cơ sở y
tế. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ này dao động từ 16 đến 81% và
trung bình là 40%. Người ta cũng cho rằng sự tuân thủ có liên quan đến tính
hiệu quả, sức chịu đựng của da tay và thời gian rửa tay.
Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt một đề tài nghiên cứu về sự tuân thủ rửa
tay được tiến hành từ năm 1995-1998 (có hồi cứu) và một số khuyến cáo từ một số
nghiên cứu của các tác giả khác để bạn đọc có thể tham khảo.
Một trong những kết quả nghiên cứu nổi tiếng có ảnh hưởng lớn tới các nhà
kiểm soát nhiễm khuẩn là nghiên cứu của GS.TS. Didier Pittet (BV thực hành Geneve,
Thụy Sĩ). Ông và cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh bàn tay.
Pittet đã sử dụng phương pháp giám sát sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế
và phản hồi tới họ kết quả giám sát đó. Trong nghiên cứu này Pittet đã đưa ra
khái niệm là tất cả những lần rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung
dịch sát khuẩn tại những thời điểm cơ hội rửa tay đều được tính là sự tuân thủ
rửa tay. Đối tượng được giám sát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng.
Thời điểm giám sát là tất cả các ngày trong tuần, 20 phút đầu tiên của một ca làm
việc. Thời gian giám sát được tính đến khi nào thỏa mãn mẫu cỡ cần thiết. Những
điều dưỡng chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện giám sát sự tuân thủ rửa
tay. Các tác giả đánh giá phương pháp này hữu hiệu hơn là phương pháp giáo dục
rửa tay. Để đánh giá hiệu quả của chương trình rửa tay, nhóm nghiên cứu đã đưa
ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ MRSA và mức độ tiêu
thụ dung dịch rửa tay chứa cồn.
Nhóm nghiên cứu đã vận động đuợc hơn 70 hoạ sĩ thiết kế trên 250 poster khổ
giấy A3, vẽ những hình ảnh sinh động về tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay, kèm
theo những thông điệp về tuân thủ rửa tay. Những poster này được treo rộng khắp
trong bệnh viện, đồng thời nhóm nghiên cứu trang bị cho mỗi bác sĩ và cán bộ y
tế một lọ dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn. Nghiên cứu này được sự ủng hộ tích
cực của Lãnh đạo bệnh viện. Ngoài những biện pháp trên, thỉnh thoảng nhóm
nghiên cứu lại đưa ra một cuộc vận động làm khuấy động phong trào rửa tay.
Bảng 1: Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet
và cộng sự
TT
|
Nội dung
|
1993
|
1994
|
1997
|
1998
|
1
|
> 20.000
cơ hội rửa tay từ năm 1995 đến 1997
|
|
|
|
|
2
|
Sự
tuân thủ rửa tay
- Điều
dưỡng và trợ lý điều dưỡng
- Bác
sĩ
|
|
48%
|
66%
Tăng
Không
tăng
|
|
3
|
Tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện
|
|
16,9%
|
9,9%
|
|
4
|
Tỷ lệ
MRSA
|
|
2,16%
|
0,93%
|
|
6
|
Mức
tiêu thụ dung dịch sát khuẩn tay/1000 ngày điều trị bệnh nhân
|
3,5
lít
|
|
|
15,4
lít
|
Bảng trên cho thấy: từ năm 1995-1997, trên 20.000 cơ hội rửa tay đã được
quan sát, sự tuân thủ rửa tay tăng lên từ 48% đến 66%. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ
rửa tay được cải thiện rõ rệt ở điều dưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ này không đuợc
cải thiện ở các bác sĩ. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16,9 % (1994) xuống
còn 9,9% (1997). Sự lan truyền vi khuẩn kháng Methicilin/10.000 ngày điều
trị/bệnh nhân giảm từ 2,16 % (1994) xuống còn 0,93% (1997) nhưng lượng tiêu thụ
dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn lại tăng từ 3,5 lít/ngày bệnh nhân (1993) lên
15,4 lít (1997).
Năm 2002, trong một báo cáo, Pittet đã tuyên bố là từ năm 1999-2001, tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện duy trì ở mức 10% (giảm 6% so với trước khi có chương
trình rửa tay), trong khi kinh phí đầu tư cho chương trình rửa tay chỉ là
290.000 USD, tính ra là đã tiết kiệm chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn trong 3
năm là 12 triệu đô la Mỹ.
Biểu đồ 1 dưới đây cho thấy ở lần quan sát
đầu tiên, nhóm tác giá thấy rằng tỷ lệ nhân viên y tế rửa tay nhiều hơn gấp 3
lần sát khuẩn tay. Nhưng những lần tiếp theo, nhân viên y tế có xu hướng sát
khuẩn tay nhiều hơn so với rửa tay. Điều này cho thấy ưu điểm của phương pháp
sát khuẩn tay nhanh đã dần tăng sự tuân thủ rửa tay.

Ở một số nghiên cứu khác trên ba phương pháp
rửa tay bằng (1) xà phòng bánh, (2) xà phòng khử khuẩn chứa 4% chlohexidin và
(3) dung dịch chứa cồn (70% Isopropanol). kết quả cho thấy: Ở phương pháp (1),
tỷ lệ vi khuẩn trên da tay giảm rất ít và sau thời gian ngắn vi khuẩn sẽ mọc
lại. Ở phương pháp (2), lượng vi khuẩn giảm xuống khoảng gần 90% và duy trì ở
tỷ lệ này sau 3 giờ. Còn phương pháp (3), tỷ lệ vi khuẩn trên da tay giảm >
99%, nhưng sau đó vi khuẩn lại mọc lại, sau 3 giờ vi khuẩn trên da tay giảm
< 99%. Điều này kết luận rằng, chà xát tay bằng dung dịch chứa cồn rất hiệu
quả.
Từ những nghiên cứu trên, nhiều tác
giả nổi tiếng về Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đi đến kết luận: Rửa tay bằng xà
phòng là tốt, rửa tay với xà phòng sát khuẩn sẽ tốt hơn và tuyệt vời nhất là
sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này cho thấy, ở hoàn cảnh nào ta
cũng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với điều kiện và tình huống thực hành.
Điều quan trọng là mọi người phải tuân thủ rửa tay.
Làm thế nào để tăng tỷ lệ rửa tay? Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỷ lệ
tuân thủ rửa tay của một khoa là 16% khi cả khoa đó chỉ có một lavabo rửa tay,
tỷ lệ này đạt được 30% ở khoa được trang bị mỗi phòng có 1 lavabo. Do vậy,
người ta khuyến cáo là để tăng tỷ lệ tuân thủ rửa tay, mỗi buồng bệnh nên có
một lavabo, mỗi bàn đêm hoặc bàn tiêm của khoa cấp cứu nên có một lọ sát khuẩn
tay nhanh hoặc nên trang bị cho mỗi bác sĩ và điều dưỡng một lọ dung dịch sát
khuẩn tay. Tuy nhiên, việc trang bị cho mỗi cá nhân một lọ dung dịch sát khuẩn
tay nhanh nên được xem xét tính khả thi ở Việt Nam.
IV. Quy trình rửa tay

Các bước tiến hành:
Bước 1: Lấy 3 ml dung dịch chứa
cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này
lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các
kẽ ngón tay
Bước 4: Chà mặt ngoài
các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này
xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
Bước 6: Xoay đầu ngón tay này
vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Chà xát tay đến khi khô tay.
Ghi chú:
- Mỗi bước chà 5 lần
- Thời gian chà sát tay tối thiểu 30
giây, hoặc chà xát tay cho đến khi tay khô - Không áp dụng phương pháp này trong
trường hợp biết chắc hoặc nhìn thấy vết bẩn trên tay như: cầm nắm, đụng chạm
vào vật dụng bẩn, tay dính máu, dính chất tiết...
Để kết thúc bài này, tác giả xin kết
luận: rửa tay là biện pháp đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp trong khi tác
dụng phòng bệnh cao. Do vậy, mỗi cán bộ y tế cần tuân thủ rửa tay thường quy
theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới với 5 thời điểm như sau:
- Trước khi đụng chạm vào người bệnh
- Trước khi tiến hành một thủ thuật
vô khuẩn
- Sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với
dung dịch cơ thể
- Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào người
bệnh
- Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào
các vật dụng xung quanh người bệnh.
Ý
thức được tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay trong khám, chữa bệnh, ngày
20/4/2009, TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đại diện cho Lãnh đạo Bộ
Y tế ký văn bản ủng hộ phong trào vệ sinh bàn tay và kiểm soát nhiễm khuẩn do WHO
phát động. Cũng trong năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT
về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ
sở khám, chữa bệnh. Đặc biệt là ngay điều đầu tiên của Thông tư đã quy định về
rửa tay.
Tác
giả bài này khuyến cáo: các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường tuyên truyền,
giám sát và đôn đốc sự tuân thủ rửa tay của toàn bộ nhân viên y tế. Đồng thời
phải tìm phương pháp để người dân biết được vai trò quan trọng của vệ sinh bàn tay. Một trong những chỉ số để đánh giá sự
thành công của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn là nhân viên y tế tuân thủ rửa
tay và người bệnh biết nhắc nhở nhân viên y tế rửa tay trước khi thực hiện chăm
sóc và thăm khám cho họ.
Hình
ảnh dưới đây là Hướng dẫn của WHO về 5 thời điểm vệ sinh tay tại các cơ sở y tế.

Mạc Phước An - TP. Điều Dưỡng
Theo Sưu tầm tài liệu Hội Điều dưỡng Việt Nam