Đề phòng gãy xương ở người cao tuổi là
một vấn đề sức khỏe rất quan trọng trong cộng đồng, hiện nay nước ta người có
tuổi thọ cao ngày càng gia tăng, nhưng có sức khỏe tốt lại thấp.
Người cao tuổi cần được sự hướng dẫn
cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ tổn thương xương, cũng là một vấn đề
quan trọng trong công việc nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, cho nên việc
phòng gãy xương là một công việc cả đời.
Với chức năng sinh lý cũng như các vi
chất tồn tại và tích lũy trong cơ thể ngày một giảm dần do các hormon nội tiết
giảm dần theo tháng năm, trong khi đó sự bù đắp lại trong chế độ ăn uống cũng
rất hạn chế. Do vậy hệ vận động cơ, xương, khớp, vỏ xương, gân, bao khớp và
dịch khớp củng dần dần suy giảm, gây nên hiện tượng mà người ta gọi là “thóai
hóa”.
Thóai hóa xương do thiếu hoặc giảm các
chất như collagen, đạm, can xi, lượng máu đến nuôi hệ thống xương cũng suy
giảm, vì vậy chỉ cần một tác động đủ mạnh vào hệ thống xương là có thể gây gãy
xương.
Tuổi càng cao sức khỏe ngày càng càng yếu kém, mắt mờ, chân yếu cũng dể bị trượt ngã khi đi lại, hay thay đổi tư thế
đột ngột.
Để phòng gãy xương ở người cao tuổi
cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh té ngã, giảm tốc độ đi bộ, cần
đi lại thật cẩn thận, trong nhà nên sử dụng dép có lực ma sát cao, có thể dùng
gậy hỗ trợ. Thực hiện các chế độ sinh họat hàng ngày nên nhẹ nhàng, chậm lại,
không nên làm một cách vội vã để tránh những tác động lực mạnh, bất ngờ gây hậu
quả lên xương
- Giữ thăng
bằng tư thế đứng hoặc vận động, không nên nằm giường cao, nằm võng dể bị trẹo
người, ngã khi ngồi dậy, nên nằm nệm và có gối tấm bảo vệ. Nhẹ nhàng khi thay
đổi tư thế, nằm, ngồi, đứng.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng,
bổ sung thêm protein (thịt đỏ: bò, trâu, heo…, thịt trắng: gà, vịt,…), cá, tôm,
tép, cua, ốc, cà rốt, mè, rau xanh canxi
và vitamin D…
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu,
bia, ….
- Cải thiện tốt các yếu tố môi trường dể gây rủi ro như:
+ Rủi ro trong nhà: chiếu
sáng kém, cầu thang dốc, bậc tam cấp cao, sàn nhà trơn trợt, thảm không bám, đồ
chơi trẻ em, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nhà vệ sinh gần phòng ngủ đủ ánh
sáng…
+ Rủi ro ngoài nhà: lối đi
không bằng phẳng, trời mưa trơn trợt, sân nhà đóng rong rêu, phương tiện giao
thông,…
- Nâng cao sức khỏe thể chất, cũng như
tinh thần, như tập luyện thể dục, dưỡng sinh, Yoga…tập sức mạnh cơ bắp.
- Điều trị tốt các bệnh mạn tính khớp
xương, thần kinh, tim mạch, nội tiết,…
- Khi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên
kiểm tra bằng chụp Xquang và đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa xác định
rỏ bệnh. Không tự ý uống thuốc, bó thuốc, sửa trật. Nếu có gãy xương thì nên
tuân thủ chế độ điều trị và hướng dẩn, giải thích, tư vấn của bác sĩ. Được như
vậy việc chăm sóc, đề phòng gãy xương ở người cao tuổi sẽ thực hiện tốt hơn.