LỊCH SỬ TRUYỀN
MÁU
Theo quyển Lịch sử Hội Hoàng gia năm 1667, Christopher Wren là người đầu
tiên thực hiện các thí nghiệm bằng tiêm nhiều thứ khác nhau vào tĩnh mạch của động
vật. Chó, chim và các động vật khác bị trích máu cho đến gần chết và đôi khi được
hồi sinh bằng cách tiêm máu của một con vật khác.
Tháng 3 năm 1666, Lower rút máu của một con chó cho đến khi gần chết.
Con vật thí nghiệm được cứu sống nhờ máu lấy từ động mạch cổ của một con chó lớn
hơn. This nghiệm này là cho nhiều người quan sát nghĩ tới truyền máu chữa bệnh
bằng cách thay máu xấu bằng máu tốt lấy từ người khỏe mạnh hơn, thậm chí còn
dùng cách này để thay đổi tính khí như tiêm máu của một người theo đạo Quaker
vào cơ thể của một Đức cha Giám mục.
Tháng 3 năm 1667, sau 19 lần thực hiện thành công truyền máu từ chó sang
chó, Jean Baptiste Denis lấy máu của một con bê truyền cho một con chó. Nhận thấy
không có phản ứng nào xảy ra, Denis kết luận có thể đem máu động vật truyền cho
người. Denis cho rằng máu động vật có thể chữa bệnh tốt hơn máu người bởi vì
máu động vật không bị ô uế bởi dục vọng, tật xấu, tính chất vô đạo đức của con
người. Ngày 16 tháng 6 năm 1667, một bệnh nhân 15 tuổi bị sốt dai dẳng đã thực
hiện 20 lần trích máu trong 2 tháng. Bệnh nhân có biểu hiện đờ đẫn, buồn ngủ,
quặt vẹo, Emmerez lấy đi khoãng 90cc máu từ tĩnh mạch bệnh nhân và Denis tiêm
vào khoãng 300cc máu động mạch lấy từ một con cừu con. Bệnh nhân phục hồi tốt
như nhanh nhẹn, vui vẽ, thèm ăn và không tác dụng không mong muốn chỏ có cmar
giác rất nóng ở tay. Tuy nhiên, 2 trường
hợp truyền máu cừu vào người bệnh sau đó bệnh nhân đều tử vong nên Chính phủ
không cho phép nghiên cứu về truyền máu từ động vật cho người.
Truyền máu an toàn chỉ được thực hiện khi nhà miễn dịch học Karl
Landsteiner (1868-1943) chứng minh ở người có các nhóm máu khác nhau, gọi là O,
A, B dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu vào năm 1900. Định
nhóm máu cũng cung cấp các thông tin có ích đối với tội phạm, phù hợp máu giữa
con và cha mẹ, di truyền và nhân chủng học. Năm 1930, Landsteiner được trao giải
Nobel về nghiên cứu của ông về các yếu tố nhóm máu. Năm 1902, Decastello và
Sturli phát hiện nhóm máu thứ tư-nhóm AB.
Năm 1927-1974 Landsteiner và học trò phát hiện thêm các hệ nhóm máu
ngoài ABO, đó là M, N, P,… vào năm 1940 phát hiện hệ Rh (Rhesus).
Ngày nay, truyền máu được thực hiện theo quy trình gọi là “An toàn truyền
máu” với các chỉ định với từng chế phẩm trong máu khác nhau như khối hồng cầu,
khối hồng cầu rửa, khối tiểu cầu, huyết tương đông lạnh,… và thực hiện đầy đủ
các xét cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1. Võ Văn Lượng, Nguyễn
Ngọc Lương (2017), Lịch sử Y học, tr. 337-342.
2. Đỗ Trung Phấn
(2014), Bài giảng huyết học-truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr.
280-362.
3. Textbook-of-clinical-training-for-new-nurses,
Vol 2, 2019, pp. 20-22.