Tai biến hoặc phản ứng truyền máu
là các phản ứng, biểu hiện xảy ra ở người bệnh có liên quan đến truyền máu và
các chế phẩm máu.
Xử trí ban đầu
- Khóa ngay bộ
dây truyền máu.
- Khám và đánh
giá các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
- Xác định hoặc
loại trừ nguy cơ truyền máu không hòa hợp nhóm hồng cầu, thông qua: kiểm tra, đối
chiếu hồ sơ người bệnh, nhãn túi máu, chế phẩm máu, kết quả định nhóm máu tại
giường bệnh,…; định nhóm máu ABO tại giường.
- Xác định mức
độ tai biến.
Khi phản ứng nhẹ
- Truyền chậm.
- Chống dị ứng:
ví dụ chlopheniramin 0,1mg/kg1 cân nặng, tiêm bắp/tĩnh mạch hoặc các thuốc tương
đương.
- Theo dõi sát
tình trạng lâm sàng: nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện, hoặc tiến triển xấu
dần cần xử lý như với phản ứng trung bình.
Khi phản ứng trung bình
- Ngừng truyền
máu.
- Duy trí đường
truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%.
- Điều trị triệu
chứng phù hợp:
+ Ủ ấm khi rét
run, hạ thân nhiệt.
+ Chống dị ứng:
ví dụ chlopheniramin 0,1mg/kg cân nặng, tiêm bắp/tĩnh mạch chậm; hydrocortison
100-200mg tĩnh mạch.
+ Paracetamol
10mg/kg cân nặng, khi sốt tăng trên 1,5oC so với trước truyền
Máu.
- Theo dõi nước
tiểu về màu sắc và lưu lượng.
Khi phản ứng nặng
- Ngừng truyền
máu.
- Duy trí đường
truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm duy trì huyết áp.
- Dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin.
- Duy trì hô hấp với hỗ trợ oxy.
- Sử dụng corticoid tĩnh mạch và thuốc giãn phế quản
nếu ngƣời bệnh có tiền sử hoặc có dấu hiệu hen phế quản.
- Lợi tiểu đường tĩnh mạch với Furosemid.
- Điều trị rối loạn đông máu rải rác nội mạch, tùy
theo giai đoạn tăng đông hoặc giảm đông.
- Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh tĩnh mạch phổ
rộng nếu có nhiễm trùng
Máu.
- Xử trí phù hợp theo tình trạng lâm sàng và loại
tai biến.
Bảng 1. Xử
trí, điều trị
các tai biến
truyền máu
Loại tai biến
|
Triệu chứng
|
Xử trí
|
|
Tan
máu cấp do truyền máu không hòa hợp
miễn
dịch
|
- Kích thích, lo lắng, đỏ da, buồn
nôn, nôn, đau vị trí truyền máu, đau bụng, đau lưng, đau ngực, sốt/rét run, mạch
nhanh, hạ huyết áp, chảy máu không
cầm, nƣớc tiểu sẫm màu,…
- XN phát hiện sự không hòa hợp nhóm máu của người bệnh và đơn vị máu
truyền.
|
- Duy trí đường truyền tĩnh mạch bằng
dung dịch Nacl 0,9%; duy trì huyết áp; duy trí lưu;
lượng nước tiểu tối thiểu 100ml/h;
- Điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, nếu có;
- Truyền máu hòa hợp nếu cần.
|
|
Tan
máu không
do nguyên nhân
miễn
dịch, nhiễm khuẩn
|
- Đái huyết sắc tố, có thể vô niệu;
- Có thể có các triệu chứng khác;
- Phát hiện tình trạng tan máu ở đơn vị máu.
|
- Điều trị triệu chứng;
- Chống vô niệu, suy thận.
|
|
Sốt
không có tan máu
|
- Sốt đơn thuần không quá 1,5oC
so
với trước truyền;
- Có thể kèm rét run, đau đầu, buồn
nôn.
|
- Paracetamol 10mg/kg uống, hoặc
tiêm truyền.
|
|
Dị ứng
nặng
|
- Mề đay, ngứa, đỏ mặt;
- Tiêu chảy, nôn;
- Ran rít, ran ngáy ;
- Khẳng định chẩn đoán bằng loại trừ.
|
- Kháng Histamin;
- Corticoid.
|
|
Sốc
phản vệ
|
- Thường xuất hiện ngay sau khi bắt
đầu truyền máu.
- Xét nghiệm phát hiện thiếu hụt bẩm
sinh IgA ở người bệnh và có kháng thể chống IgA.
|
Kiểm soát các nguy cơ chính:
- Hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống co
thắt khí-phế quản;
- Truyền dịch;
- Adrenalin, dopamin, corticoid, ...
|
|
Nhiễm
khuẩn
máu
|
- Các triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm
độc;
- Các triệu chứng tan máu;
- Nhuộm gram, cấy máu.
|
- Chống sốc, duy trì tuần hoàn, hô
hấp, chống suy thận;
- Kháng sinh phổ rộng và điều chỉnh
theo kết quả kháng sinh đồ.
|
|
Quá
tải tuần
hoàn
|
- Ho, khó thở, xanh tím, phồng tĩnh
mạch cảnh, đau đầu, nhịp nhanh;
- Có thể suy tim, phù phổi cấp.
|
- Tư thế nửa ngồi;
- Thở oxy, lợi tiểu, trợ tim.
|
|
Tổn thương phổi do truyền máu
|
- Xuất hiện khó thở, suy hô hấp
trong
vòng 6 giờ. Có thể trụy mạch, sốt.
- Bão hòa oxy máu giảm;
- Thâm nhiễm phổi trên XQ.
- Phát hiện và định loại kháng thể
chống bạch cầu (HLA class I, II,
kháng nguyên đặc hiệu bạch cầu) ở
người hiến và người bệnh.
|
- Hỗ trợ hô hấp, tim mạch.
- Có thể sử dụng thêm corticoid.
|
|
Hạ thân
nhiệt
|
- Rét run;
- Hạ nhiệt độ;
- Có thể rối loạn hô hấp, tuần hoàn.
|
- Giảm tốc độ truyền;
- Ủ ấm cơ thể.
|
|
Quá tải xitrat
|
- Có biểu hiện lâm sàng giảm canxi.
- Có giảm canxi ion hóa.
|
- Tiêm truyền tĩnh mạch canxi.
|
Tan máu muộn
do miễn dịch
|
- Sau truyền máu 7-10 ngày hoặc
muộn hơn, xuất hiện sốt, thiếu máu
nhanh, vàng da, đái huyết sắc tố. Tăng nồng độ LDH, bilirubin. Có thể
suy thận, đông máu rải rác nội mạch.
- Xét nghiệm kháng globulin gián tiếp và xác định tình đặc hiệu kháng
thể miễn dịch.
|
- Điều trị triệu chứng tùy thuộc
tình
trạng lâm sàng.
|
Ban xuất huyết
sau truyền máu
|
- Giảm tiểu cầu đơn thuần và đột ngột
sau truyền máu 5-12 ngày.
- Biểu hiện xuất huyết tùy thuộc mức
độ giảm tiểu cầu.
- Xác định kháng thể anti HPA-1a
trong huyết thanh người bệnh.
|
- Điều trị bằng immunoglobulin tiêm
truyền tĩnh mạch 1g/kg cân nặng/ngày
x 2 ngày.
- Có thể chỉ định thay huyết tương khi
cần.
|
Tai biến ghép
chống chủ
|
- Xảy ra sau truyền máu 4 - 30
ngày.
- Sốt, nổi ban đỏ dát sần, đỏ da toàn
thân, phỏng nước.
- Nôn, tiêu chảy, viêm gan ứ mật, nổi
hạch, giảm nhiều dòng tế bào máu.
|
- Điều trị triệu chứng.
|
Quá tải sắt
|
- Xạm da.
- Rối loạn chức năng tụy nội tiết, gan,
tim.
- Xét nghiệm sắt tăng.
|
- Thải sắt.
|
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên ngành huyết học-truyền
máu- miễn dịch di truyền- sinh học phân tử.
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết
học.
3. Phạm Ngọc Minh (2018), Hồi sức cấp cứu dựa trên bằng chứng tiếp cận
calâm sàng, tr. 518-570.
4. Đỗ Trung Phấn (2014), Bài giảng huyết học-truyền máu sau đại học,
Nhà xuất bản Y học, tr. 280-362.
5. Textbook-of-clinical-training-for-new-nurses, Vol 2,
2019, pp. 19-23.