Thông tin thuốc
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2020
[ Cập nhật vào ngày (08/06/2020) ] - [ Số lần xem: 3720 ]


THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2020

THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1

 

1. Phân loại:

Thuốc kháng Histamin H1

cổ điển

 

Thuốc kháng Histamin H1

thế hệ mới

}  Promethazin

}  Clorpheniramin

}  Dexclopheniramin

}  Alimemazin

}  Diphenhydramin

}  Cinnarizin

}  Cetirizin

}  Fexofenadin

}  Levocetirizin

}  Dexloratadin

}  Loratidin

 

 

2. Ưu và nhược điểm:

Nhóm thuốc

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuốc kháng Histamin H1 cổ điển

 

• Rẻ tiền

• Có kinh nghiệm sử dụng

• Ngoài điều trị dị ứng còn có tác dụng chống say tàu xe, chống nôn

• Buồn ngủ 

• Tác dụng ngắn

• Kháng Cholinergic nhiều

Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ mới

 

• Ít hoặc không buồn ngủ

• Tác dụng dài hơn thế hệ I

• Kháng Cholinergic ít hơn thế hệ I 

• Khắc phục được nhược điểm các thuốc thế hệ cổ điển

 

• Gây rối loạn nhịp tim

• Tương tác với nhiều thuốc

 

 

3. Chỉ định, tác dụng phụ và chống chỉ định:

Nhóm thuốc

Cổ điển

Thế hệ mới

Chỉ định

 

- Ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, dị ứng thuốc….

- Ho khan, chống nôn, say tàu xe

- Ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, dị ứng thuốc…

 

Tác dụng phụ

 

- Khô miệng, táo bón

- Buồn ngủ

- Hạ huyết áp thế đứng

- Tăng nhãn áp. đánh trống ngực

- Khô miệng, táo bón (ít)

- Buồn ngủ (ít)

- Hạ huyết áp thế đứng

 

Chống chỉ Định

 

- Mẫn cảm

- Người vận hành máy móc

- Trẻ em dưới 2 tuổi

- Mẫn cảm

- Trẻ em dưới 12 tuổi

- Suy gan

 

4. Chống chỉ định một số thuốc:

 

Thuốc

Chống chỉ định

1. Alimemazin

 

- Rối loạn chức năng gan hoặc thận, động kinh, Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tế bào ưa crôm, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt.

- Mẫn cảm với phenothiazine, có tiền sử mắc bệnh glôcôm góc hẹp.

- Không dùng cho các trường hợp quá liều do barbituric, opiate và rượu. Không dùng khi giảm bạch cầu , khi có đợt trước đây mất bạch cầu hạt.

- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

2. Dexclopheniramin 2mg

 

- Mẫn cảm với thuốc

- Nguy cơ glaucom gó đóng, nguy cơ bí tiểu do rối loạn niệu đạo, tuyến tiền liệt

- Trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú

3. Promethazin

 

- Mẫn cảm với thuốc, bệnh nhân bị ức chế mạnh với TKTW hoặc trong tình trạng hôn mê. Thuốc ức chế MAO.

- Trẻ em dưới 2 tuổi

4. Clopheniramin

 

- Mẫn cảm với thuốc

- Tăng nhãn áp góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng. Đang lên cơn hen cấp, Thuốc ức chế MAO

- Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng.

5. Dexclorpheniramin 6mg

 

- Mẫn cảm với thuốc

- Người bệnh đang cơn hen cấp

- Người bệnh đang có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt

- Glôcôm góc hẹp

- Tắc cổ bàng quang

- Loét dạ dày dày chit, tắc môn vị tá tràng

- Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng

- Thuốc ức chế MAO

6. Fexofenadin 60mg

- Mẫn cảm với thuốc, hoặc với terfenadin

7. Cinnarizin

 

- Mẫn cảm với thuốc

- Rối loạn chuyển hóa porphyrin

8. Cetirizin

 

- Phụ nữ có thai và cho con bú

- Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với cetirizine hay hydroxyzine.

9. Fexofenadin 120mg

- Mẫn cảm với thuốc

- Trẻ trên 6 tuổi ( trong chế độ liều)

10. Levocetirizin 10mg

- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc dẩn chất Piperazin

- Bệnh thận nặng với ClCr <10ml/phút

11. Desloratadin 5mg

- Bệnh nhân mẫn cảm với loratadin, desloratadin  hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

 

5. Tương tác thuốc

 

Thuốc dùng cùng với thuốc kháng Histamin H1

Biểu hiện tác dụng

 

- Rượu ethylic

- Thuốc ngủ, thuốc làm dịu, an thần kinh, thuốc giảm đau gây nghiện…

- Tăng tác dụng trung ương an thần của các thuốc ức chế thần kinh trung ương

- Thuốc kháng Cholinergic (atropin, scopolamin, thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ức chế MAO, thuốc chống Parkinson, thuốc chống co thắt

- Tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin H1 (thế hệ I)

- Ketoconazol, Macrolid, erythromycin, Cimetidin, Ciprofloxacin.

- Ức chế enzym chuyển hóa các thuốc kháng histamin H1 ở thế hệ 2

- Thuốc kháng acid chứa nhôm, magnesi.

- Giảm hấp thu Fexofenadin

 

 

6. Lưu ý sử dụng thuốc chống dị ứng:

     - Sử dụng thuốc sớm nhất

     - Các thuốc kháng Histamin thế hệ I có tác dụng không mong muốn gây buồn ngủ; không nên sử dụng khi vận hành máy, lái tàu xe

     - Ưu tiên lựa chọn các thuốc thế hệ II để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn

     - Thuốc chỉ điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân, cần phối hợp thêm thuốc khác để điều trị nguyên nhân bệnh

     - Các thuốc kháng Histamin cũng có thể gây dị ứng (nổi mày đay), cần sử dụng thuốc ở liều tối thiểu theo khuyến cáo

7. Một số thuốc thông dụng:

7.1. Alimemazin

- Thành phần: Alimemazin 5mg-

- Chỉ định: Dị ứng hô hấp ( viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) và ngoài da ( mày đai, ngứa). Mất ngủ của trẻ em và người lớn.

- Liều lượng:

          - Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

          - Chữa mày đay, sẩn ngứa.

          + Người lớn: 10mg, 2 hoặc 3 lần 1 ngày, thậm chí tới 100mg một ngày trong những trường hợp dai dẳng khó chữa.

Người cao tuổi nên giảm liều 10mg, ngày dùng 1 – 2 lần.

          + Trẻ em > 2 tuổi: dạng bào chế này không thích hợp cho trẻ em trên 2 tuổi.

          - Dùng với tác dụng kháng histamin, kháng  ho:

          + Người lớn uống 5 – 40mg/ngày, chia nhiều lần.

          + Trẻ em uống: dạng bào chế này không thích hợp cho trẻ em trên 2 tuổi.
          - Dùng để gây ngủ:

          + Người lớn: 5 – 20mg, uống trước khi đi ngủ.

          + Trẻ em: dạng bào chế này không thích hợp cho trẻ em trên 2 tuổi.

- Tác dụng phụ: Phụ thuộc vào liều và thời gian sử dụng, và chỉ định điều

 trị:
          - Thường gặp: Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt.

          - Nhẹ: Khô miệng, đờm đặc.

          - Ít gặp: Táo bón, bí tiểu. Rối loạn điều tiết mắt.

          - Hiếm gặp:

          Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.

          Tuần hoàn: Giảm huyết áp, tăng nhịp tim.

          Gan: Viên gan vàng da do ứ mật.

          Thần kinh: Triệu chứng ngoại tháp, giật run parkinson, bồn chồn, rối loạn trương lực cơ cấp, rối loạn vận động muộn. Khô miệng có thể gây hại răng và men răng, các phenothiazin có thể làm giảm ngưỡng co giật trong bệnh động kinh.
          Hô hấp: Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột đã gặp ở trẻ nhỏ.

7.2. Cetirizin

- Dạng thuốc: viên nén 10mg

- Thành phần:

     Cetirizin 2HCl……….……..10mg

- Chỉ định:

     + Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẵng, viêm mũi dị ứng theo mùa. Bao gồm hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt và đỏ mắt.

     + Điều trị triệu chứng mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng.      

- Cách dùng & liều dùng:

     Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi 1 viên/ ngày, uống 1 lần duy nhất.

     Người bệnh có chức năng thận suy giảm, suy gan dùng liều 5mg/ lần/ ngày.

- Tác dụng phụ:

     Thường gặp: Ngủ gà, mệt mõi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhứt đầu, buồn nôn.

     Ít gặp: Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.

     Hiếm gặp: Thiếu máu, tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, chóng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.

7.3. Cinnarizin

- Thành phần:          Cinnarizine…25mg

- Chỉ định:

     + Phòng say tàu xe

     + Rối loạn tiền đình như: Chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière

     + Rối loạn mạch máu não và mạch ngoại vi khác.

- Cách dùng & liều dùng:

     + Uống thuốc sau bữa ãn

     + Lưu ý: không dùng thuốc khi đang lái xe, vận hành máy móc Viên nén

     + Liều dùng Phòng say tàu xe: Người lớn uống 25mg, 2h trước khi đi tàu xe.

     + Trẻ em5 – 12 tuổi: ½ liều người lớn

     + Rối loạn tiền đình Người lớn 1 viên x 3 lần/ ngày Trẻ em từ 5-12 tuổi Uống nửa liều người lớn Cinnarizin

     + Rối loạn mạch não: liều 75mg, ngày 1 lần.

     + Rối loạn mạch ngoại vi: liều 75mg/lần, 2-3 lần/ngày.

- Tác dụng phụ: Ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, nhứt đầu…

7.4. Chlorpheniramin

- Thành phần: 

       Chlorpheniramin maleat   4 mg

- Chỉ định:

       + Viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

       + Những triệu chứng dị ứng khác như: Mày đay, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc,ngứa, phù mạch, phù Quincke, dị ứng do thức ăn, côn trùng đốt; ngứa.

- Liều dùng và cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên lúc đi ngủ không quá 6 viên/ngày.

- Tác dụng phụ:

       + Thường gặp: Ngủ gà, an thần, khô miệng.

       + Hiếm gặp: chóng mặt, buồn nôn.

7.5. Dexchlorpheniramin

- Dang thuốc: Uống; viên nén 2mg và 6mg

- Chỉ định:

       Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mày đay, dị ứng vô căn, dị ứng do thức ăn, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc do thủy đậu.

- Liều dùng và cách dùng:

     + Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên (6mg)/ ngày. Tối đa 2 viên/ngày.

     + Trẻ em từ 6-12 tuổi: Theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

- Tác dụng phụ:

+ Thường gặp: Hệ TKTW: Ngủ gà, an thần; Tiêu hóa: Khô miệng.

+ Hiếm gặp: Toàn thân: chóng mặt; Tiêu hóa: buồn nôn.

7.6. Fexofenadin

- Dạng thuốc: Uống; viên nén 60mg và 120mg

- Thành phần: Fexofenadine HCl

- Chỉ định:

       + Điều trị các triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay, mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

- Cách dùng & liều dùng: Dùng đường uống

       Liều dùng Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày.

       Người già, người suy thận, trẻ em trên 12 tuổi 1 viên x 1 lần/ ngày. Được chỉnh liều theo chức năng thận.

7.7. Levocetirizin

- Dạng thuốc: Uống; viên nén 5mg và 10mg

- Thành phần: Levocetirizin  HCl

- Chỉ định:

       + Viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,mắt đỏ, mày đay mạn tính.

- Cách dùng & liều dùng: uống vào buổi tối

       Liều dùng Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần/ngày.

       Bệnh nhân suy thận vừa: CLCrr 30-40ml/phút: 2 ngày 1 viên.

       Bệnh nhân suy thận nặng: CLCrr <10ml 30ml/phút 3 ngày 1 viên.

- Tác dụng phụ:

       +Thường gặp: Toàn thân: ngủ gà, mệt mõi; tiêu hóa khô miệng,

       + Ít gặp: Toàn thân: suy nhược; Tiêu hóa: đau bụng.

       + Hiếm gặp: quá mẫn, choáng phản vệ, buồn nôn, khó thở, viêm gan, đánh trống ngực, đau cơ, mày đày…..

7.8. Desloratadin

- Dạng thuốc: Uống; viên nén 5mg và 10mg

- Thành phần: Desloratadin

- Chỉ định:

       + Bệnh viêm mũi dị ứng: làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng (theo mùa và mạn tính) ở bệnh nhân 12 tuổi trở lên: hắt hơi, nhảy mũi, ngứa, nghẹt mũi, kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt và đỏ mắt.

       + Bệnh mày đay tụ phát mạn tính: Làm giảm các triệu chứng ngứa, ban đỏ cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên mắc bệnh mày đay tự phát mạn tính.

- Liều dùng và cách dùng: Thuốc không phụ thuộc vào bửa ăn

       + Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 1 lần/ngày

       + Bệnh nhân suy gan, suy thận: liều khởi đầu là 1 viên/ngày, uống cách ngày.

- Tác dụng phụ:

       +Thường gặp:

       . Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu

       . Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng

       . Rối loạn chung: Mệt mõi

       + Hiếm gặp:

       . Rối loạn tâm thần: ảo giác.

       . Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, tâm thần hiếu động thái quá, co giật.

       . Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

       . Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

       . Rối loạn gan mật: Tăng enzym gan, vàng da….

7.9. Promethazine

- Dạng thuốc: Tiêm; ống 50 mg/2ml

                   Uống; viên 15mg

- Chỉ định:

       + Điều trị hổ trợ các phản ứng phản vệ

       + Thuốc có thể dùng an thần trước và sau khi mổ

       + Gây mê và can thiệp ngoại khoa: Phòng ngừa và kiểm soát chứng buồn nôn và nôn đi kèm với gây mê và/hoặc xuất hiện sau khi mổ.

       + Hổ trợ giảm đau sau khi mổ.

  - Liều dùng và cách dùng:Tiêm bắp  hoặc tiêm tĩnh mạch

+ Liều thông thường là 25-50mg tiêm bắp sâu, hoặc trong trường hợp khẩn cấp tiêm tĩnh mạch chậm (tối đa 25mg promethazin/phút) sau khi pha loảng dung dịch 25mg/ml đến 10 lần thể tích của nó bằng nước cất pha tiêm ngay trước khi sử dụng.

 - Liều dùng và cách dùng:

+ Liều tiêm tối đa 100mg

+ Người già: Không có liều khuyến cáo cụ thể.

+ Trẻ em: 6,25-12,5 cho trẻ em từ 5-10 tuổi, tiêm bắp sâu. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi.

+ Kiểm soát chứng nôn và chống nôn: chỉ dùng khi nôn liên tục đã xác định được nguyên nhân.

     + Người lớn: 12,5-25 mg/lần mỗi 4-6 giờ, tiêm bắp nếu cần.

     + Trẻ em: 0,25-0,5 mg/kg, mỗi 4-6 giờ

     An thần trước và sau khi mổ, kể cả phẩu thuật sản khoa hoặc hổ trợ giảm đau sau mổ:

     + Người lớn: 25-50 mg/lần

     + Trẻ em: 12,5-25 mg/kg

     Khi Promethazin được dùng hổ trợ giảm đau cho opiat, thường giảm liều của các thuốc giảm đau.

- Tác dụng không mong muốn:

       + Rối loạn máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, tiểu cầu..

       + Rối loạn hệ miển dịch: Mày đay, ban da, ngứa

       + Rối loạn hệ chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn

       + Rối loạn tâm thần: Mệt mõi, lo lắng, ảo giác.

       + Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Run, ngủ gà, nhìn mờ…

       + Rối loạn mắt: Nhìn mờ, nhìn đôi

       + Rối loạn tai và mê đạo: Ù tai

       + Rối loạn tim: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh

       + Rối loạn mạch: Tăng hoặc giảm huyết áp,ngất

       + Rối loạn hô hấp ngực và trung thất: Hen , ngẹt mũi, khó thở

       + Rối loạn tiêu hóa: Nôn , buồn nôn, khô miệng

       + Rối loạn gan mật: Vàng da

       +Rối loạn da và mô dưới da: Ban da, viêm da

       + Rối loạn thận và tiết niệu: Bí tiểu

 

Nguồn tài liệu:

Theo tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc





DS. Lâm Thái Hưng



Các ý kiến của bạn đọc





LIÊN HỆ

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHƯỚC LONG
Địa chỉ: Ấp Long Thành, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu

Điện thoại: (84-0291)3 864 279
Cấp cứu: 02913.864.191

Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 18/8/2014 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI